Hãy cùng Sixnature tìm hiểu vai trò của Ads đối với doanh nghiệp là gì?

Nằm trong bức tranh rộng lớn của Marketing, Ads là một phần không thể thiếu của hầu hết các doanh nghiệp trong suốt quá trình hình thành và phát triển. Dưới đây Sixnature sẽ giải thích một số vai trò của Ads đối với doanh nghiệp hoặc thương hiệu.

1. Ads là gì?

Ads là từ viết tắt của Advertising, trong tiếng Việt có nghĩa là Quảng cáo, là khái niệm đề cập đến một phương thức truyền thông marketing trong đó các thương hiệu hay doanh nghiệp sử dụng các thông điệp hay chiến thuật tài trợ công khai để quảng bá cho một sản phẩm hoặc dịch vụ.

Thuật ngữ Ads gắn liền với các hoạt động marketing trong doanh nghiệp cũng tương tự như marketing, Ads cũng được định nghĩa theo một số cách khác nhau tuỳ vào cách tiếp cận, dưới đây là một số định nghĩa phổ biến nhất.

Mặc dù Ads có thể được nhìn nhận dưới nhiều góc nhìn khác nhau, bản chất lớn nhất để nhận dạng đâu là một mẫu Ads đó là việc các doanh nghiệp hay thương hiệu trả tiền để truyền tải một nội dung nào đó tới khách hàng. Những gì mà Ads hướng tới đó là doanh số bán hàng và thông thường, nó là một phần trong kế hoạch truyền thông marketing tích hợp (IMC) của thương hiệu.

2. Các loại hình Ads phổ biến nhất

Khi nói đến các loại hình hay hình thức Ads, tuỳ thuộc vào từng cách phân loại hay tiếp cận, Ads sẽ được chia thành những hình thức hay mang những tên gọi khác nhau.

Traditional Ads vs Modern Ads

  • Traditional Ads là gì?

Bảng quảng cáo ngoài trời (OOH)

 

Cũng có phần tương tự như marketing, được chia thành marketing truyền thống và marketing hiện đại, Ads cũng có thể được phân loại theo cách này.

Traditional Ads có nghĩa là Quảng cáo truyền thống, là khái niệm dùng để chỉ tất cả các hình thức quảng cáo trên các phương tiện truyền thông đại chúng (Mass Media) như TV (Tivi), Báo hay Tạp chí in (Báo giấy), Radio, các bảng quảng cáo ngoài trời (OOH), quảng cáo trên xe buýt…

Mặc dù không đề cập đến các kiểu kết nối hay loại kênh, quảng cáo truyền thống gắn liền với các hình thức quảng cáo phi kỹ thuật số hoặc phi trực tuyến (ngoại tuyến).

  • Modern Ads là gì?

Trái ngược lại với quảng cáo truyền thống, Modern Ads hay Quảng cáo hiện đại gắn liền với thế giới internet và kỹ thuật số (digital).

Một số hình thức quảng cáo hiện đại có thể kể đến như quảng cáo qua các bảng quảng cáo kỹ thuật số ngoài trời (D-OOH), quảng cáo qua các thiết bị di động, quảng cáo qua website, quảng cáo qua công cụ tìm kiếm, quảng cáo du kích hay quảng cáo trên mạng xã hội.

Bảng quảng cáo kỹ thuật số ngoài trời (D-OOH)

 

Modern Ads bao gồm tất cả các hình thức quảng cáo kiểu mới như Digital Ads hay Online Ads (Internet Ads).

Ngoài các yếu tố về kênh và hình thức kết nối là các yếu tố dùng để tách biệt các quảng cáo truyền thống với quảng cáo hiện đại, tư duy tiếp cận khách hàng cũng là một yếu tố khác dùng để phân biệt hai hình thức quảng cáo này.

Trong khi Traditional Ads chủ yếu truyền tải các thông điệp đi theo kiểu một chiều và từng lần tách biệt nhau, những gì Modern Ads hướng tới lại là tương tác (lại) liên tục với khách hàng trong suốt hành trình của khách hàng.

Với tư duy Modern Ads, chỉ cần bất cứ nơi đâu có khách hàng xuất hiện, thương hiệu đều có thể tiếp cận và quảng cáo tới họ.

Digital/Online Ads vs Offline Ads.

  • Online Ads là gì?

Đúng với bản chất của khái niệm, Online Ads hay Quảng cáo trực tuyến là tất cả các hình thức quảng cáo xuất hiện trên môi trường internet.

Chỉ cần khi doanh nghiệp sử dụng môi trường trực tuyến để truyền tải đi các nội dung hay thông điệp quảng cáo (các mẫu quảng cáo) tới khách hàng, doanh nghiệp đó đang sử dụng Online Ads.

Một số hình thức Online Ads phổ biến trên thế giới có thể kể đến như: quảng cáo trên các công cụ tìm kiếm như Google Search Ads, quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook Ads, Instagram Ads, TikTok Ads hay YouTube Ads, quảng cáo hiển thị (Display Ads) trên các website báo chí (chẳng hạn như Báo Tuổi Trẻ hay Báo Thanh Niên), quảng cáo qua email, quảng cáo qua những chiếc TV được kết nối (CTV), quảng cáo qua wifi hay thậm chí là quảng cáo trên các ứng dụng (app) như Tinder.

  • Offline Ads là gì?

Tất cả những hình thức quảng cáo còn lại, ngoài các Online Ads có thể được xếp vào Offline Ads(quảng cáo ngoại tuyến) tức quảng cáo phi trực tuyến (không sử dụng internet).

Một số hình thức Offline Ads có thể kể đến như quảng cáo qua TV (TV truyền thống không có kết nối internet), quảng cáo qua Báo in, quảng cáo qua radio, quảng cáo trên các biển quảng cáo ngoài trời (OOH) hay quảng cáo qua tờ rơi.

Brand Ads vs Performance Ads.

  • Brand Ads là gì?

Chỉ cần doanh nghiệp sử dụng quảng cáo với mục tiêu là xây dựng thương hiệu, xây dựng mức độ nhận biết của thương hiệu, yêu thích hay trung thành với thương hiệu, các cách tiếp cận quảng cáo này sẽ được gọi là Brand Ads hay quảng cáo thương hiệu.

Thuật ngữ Brand Ads không đề cập đến là trực tuyến hay ngoại tuyến, là trên các công cụ tìm kiếm hay trên mạng xã hội, điểm phân biệt Brand Ads với Performance Ads là mục tiêu hay các chỉ số đánh giá quảng cáo (KPIs).

  • Performance Ads là gì?

Trái ngược với quảng cáo thương hiệu, Performance Ads (quảng cáo hiệu suất) là tất cả các hình thức quảng cáo được thực hiện với mục tiêu thường là lượng khách hàng và doanh số bán hàng.

Như đã phân tích ở trên, kênh hay nền tảng quảng cáo (Ads Platforms/channels) không phải là yếu tố dùng để phân biệt Brand Ads với Performance Ads, mục tiêu của quảng cáo mới là đích đến.

Ví dụ, cùng là quảng cáo trên nền tảng Facebook, nhưng nếu mục tiêu hay các chỉ số đánh giá quảng cáo chỉ là số lượt tiếp cận (Reach), lượng tương tác (like, share) hay mức độ ghi nhớ quảng cáo (Ad Recall), những quảng cáo khi này được xếp vào quảng cáo thương hiệu.

Ngược lại, cũng là quảng cáo trên Facebook nhưng mục tiêu khi này là lượng khách hàng tiềm năng (Lead) hay doanh số bán hàng, các quảng cáo khi này là Performance Ads.

Ngoài ra, liên quan đến Performance Ads và Brand Ads tuỳ vào cách định nghĩa của từng doanh nghiệp hay ngành hàng, các chỉ số hay mục tiêu cho từng loại hình quảng cáo cũng có thể khác nhau.

Ví dụ ở một số ngành hàng và doanh nghiệp, các Performance Ads cũng có thể bao gồm các chỉ số như lượt truy cập website (traffic) hay lượt bình luận (comment) trên các nền tảng mạng xã hội.

3. Một số quan điểm chưa đúng đắn về Ads.

  • Ads là phải trả tiền: Như đã phân tích ở trên, với các nền tảng mạng xã hội hay thậm chí là bằng cách sử dụng website do thương hiệu tạo ra, bạn có thể Ads mà không phải bỏ ra bất cứ một khoản ngân sách nào.
  • Ads không mang lại doanh số: Trong khi các nền tảng Ads truyền thống vẫn có thể giúp thương hiệu tăng doanh số bán hàng, với các nền tảng Ads trực tuyến như Facebook hay Google doanh nghiệp hoàn toàn có thể thúc đẩy trực tiếp lượng khách hàng tiềm năng và doanh số bán hàng.
  • Ads là sai sự thật: Trong khi có không ít các quan điểm cho rằng Ads khá “tuỳ tiện” và “thường nói quá so với sự thật”. Bản chất của vấn đề không nằm ở Ads (vì nó chỉ là phương tiện) mà nằm ở nhà quảng cáo hay Advertiser (và cả bên cung cấp nền tảng quảng cáo). Mặc dù vẫn có khá nhiều nhà quảng cáo sử dụng các hình thức gian lận trong quảng cáo, các nhà quảng cáo khác vẫn “nói đúng sự thật.”

Hy vọng qua bài viết này từ Sixnature, bạn có thể hiểu cơ bản Ads là gì cũng như các lý thuyết chính xoay quanh thuật ngữ quảng cáo.

 

Nguồn tham khảo: marketingtoancau.com | marketingtrips.com | brandsvietnam.com

About the Author

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

You may also like these